Skip to main content

Minh Hy Tông – Wikipedia tiếng Việt


Minh Hy Tông (chữ Hán: 明熹宗; 23 tháng 12 năm 1605 – 30 tháng 9 năm 1627), tức Thiên Khải Đế (天啟帝), là vị hoàng đế thứ 16 của nhà Minh cai trị Trung Quốc từ năm 1620 đến năm 1627.

Lên ngôi khi gần 16 tuổi, thời đại của Hy Tông trong vòng 7 năm bị lũng đoạn bởi đại Thái giám Ngụy Trung Hiền và bè phái, chính sự phân ly bởi các cuộc tranh đấu đảng phải giữa Yêm đảng (閹黨) và Đông Lâm đảng (東林黨).





Minh Hy Tông tên thật là Chu Do Hiệu (朱由校), sinh ngày 23 tháng 12, năm 1605 dưới thời gian trị vì của ông nội là Minh Thần Tông Chu Dực Quân. Ông là con trai trưởng của Minh Quang Tông Chu Thường Lạc, mẹ là Vương tài nhân, khi đấy là tần thiếp của Quang Tông lúc còn đương là Thái tử.

Năm 1620, ngày 28 tháng 8, Quang Tông lên ngôi chưa được một tháng thì giá băng vào ngày 26 tháng 9, chỉ kịp đặt niên hiệu, còn chưa kịp dâng thụy cho Thái hậu và sắc phong phi tần, hoàng tử. Ngày 22 tháng 1 năm 1621, Hoàng tử Chu Do Hiệu chính thức đăng vị, lấy niên hiệu Thiên Khải (天啟).



Hy Tông là vị Hoàng đế đặc biệt nhất trong lịch sử nhà Minh nói riêng và trong lịch sử Trung Quốc nói chung, vì khi trưởng thành đã không hề tiếp nhận một sự giáo dục chính quy nào.

Khi Minh Hy Tông đăng cơ được ít ngày, dưỡng mẫu của ông là Lý tuyển thị lợi dụng việc ông còn nhỏ và không có năng lực, lập tức di dời đến Càn Thanh cung, mưu đồ Thùy liêm thính chánh để can dự vào triều chính. Đông Lâm đảng đại thần gồm Tả Quang Đẩu (左光斗) và Dương Liên (楊漣) ra sức phản đối, ép Lý Tuyển thị phải dời từ Càn Thanh cung đến Nhân Thọ cung, sử gọi là Di cung án (移宮案). Sau sự kiện, Hy Tông đề bạt các đại thần Đông Lâm đảng, tuy nhiên lại cất nhắc thêm Thị nội theo hầu Lý Tuyển thị khi trước là Ngụy Trung Hiền, cho hắn giữ chức Bỉnh bút thái giám (秉筆太監) thuộc Ti Lễ giám (司禮監). Nhân đó, họ Ngụy liên kết với cùng với người vú nuôi của Hy Tông là Khách Thị (客氏), do công nuôi dưỡng được phong làm Phụng Thánh phu nhân (奉聖夫人). Hai người cấu kết với nhau chia sẻ sự ảnh hưởng lên Hoàng đế.

Minh Hy Tông giao việc chính sự cho Ngụy Trung Hiền, hoàn toàn khoanh tay rũ áo, chỉ biết suốt ngày chơi bời, không ham chính sự. Đặc biệt, ngay từ nhỏ, Hy Tông đã có thích thú với việc chạm khắc gỗ, nên mặc dù ở ngôi, Minh Hy Tông suốt ngày chỉ biết khắc chạm, vẽ lên gỗ, nghệ thuật điêu khắc gỗ của Hy Tông rất khéo và tinh xảo.

Ngụy Trung Hiền nắm quyền trong triều, gây dựng thế lực, giữ mọi quyền hành, cùng các thủ hạ hoành hành ngang ngược, tàn hại sinh dân vô cùng, đất nước trở nên kiệt quệ. Một nhóm nhà Nho học thuộc Đông Lâm đảng tỏ ra rất bất bình. Họ đả kích phái của Ngụy Trung Hiền, kết quả lại bị bọn theo Ngụy mở cuộc đàn áp đẫm máu, diệt sạch Đông Lâm đảng.



Năm 1627, tháng 8, Hy Tông ngự giá cùng Ngụy Trung Hiền và Vương Thể Kiền (王體乾) đến Tây Uyển xem dân phu đào hồ, bất ngờ bị rơi xuống nước. Tuy được cứu kịp thời nhưng do sợ hãi quá độ mà sinh trọng bệnh. Biết mình khó qua khỏi, lại không có con trai kế vị, Hy Tông triệu em trai là Tín vương Chu Do Kiểm nhập cung để bàn chuyện kế vị.

Ngày 30 tháng 9, Minh Hy Tông sau 7 năm tại vị qua đời khi chỉ vừa 21 tuổi. Tín vương Chu Do Kiểm lập tức kế vị, tức Minh Tư Tông Sùng Trinh hoàng đế.

Miếu hiệu là Hy Tông (熹宗), thụy hiệu đầy đủ là Đạt Thiên Xiển Đạo Đôn Hiếu Đốc Hữu Chương Văn Tương Vũ Tĩnh Mục Trang Cần Triết Hoàng đế (達天闡道敦孝篤友章文襄武靖穆莊勤悊皇帝), an táng tại Đức lăng (德陵).



  1. Hiếu Ai Triết hoàng hậu Trương thị (孝哀悊皇后張氏; 1610-1644), thường gọi Ý An hoàng hậu (懿安皇后), người Tường Phù, con gái của Thái Khang bá Trương Quốc Kỉ (张国纪). Năm Thiên Khải thứ ba (1623), Trương hoàng hậu có thai, do bị Khách phu nhân và Ngụy Trung Hiền hãm hại nên đứa trẻ chết trong bụng mẹ, truy phong làm Hoài Xung thái tử Chu Từ Nhiên.

  2. Dụ phi Trương thị (裕妃張氏; 1606 - 1623), xuất thân là cung nữ, người phủ Thuận Thiên. Tháng 5 năm Thiên Khải thứ ba (1623), vì có thai nên được phong làm Dụ phi. Do hoài thai 13 tháng mà không sinh nên bị khép vào tội khi quân, đến tháng 8 cùng năm bị phế truất vào lãnh cung và bỏ đói cho đến chết, hạ táng với thân phận cung nữ. Đến thời Minh Tư Tông được khôi phục danh dự và truy phong thụy hiệu Điệu Thuận (悼顺).

  3. Tuệ phi Phạm thị (慧妃范氏), nhan sắc mỹ lệ, được Hy Tông sủng ái. Năm Thiên Khải thứ hai (1622), do sinh hạ Vĩnh Ninh công chúa nên được phong làm Tuệ phi. Năm Thiên Khải thứ ba (1623), nhân sinh được Điệu Hoài thái tử Chu Từ Dục, thăng làm Hoàng quý phi. Con chết sớm, Phạm Tuệ phi thất sủng. Năm 1644, Minh triều diệt vong, Phạm Tuệ phi trốn khỏi hoàng cung. Sau khi Thanh triều nhập quan, Phạm thị trở lại Bắc Kinh, được triều Thanh cấp sinh hoạt phí.

  4. Thành phi Lý thị (成妃李氏; 1605 - 1637), được phong làm Thành phi ở Trường Xuân cung vào năm Thiên Khải thứ ba (1624) khi sinh Hoài Ninh công chúa, sau bị biếm làm cung nữ. Khi Minh Tư Tông lên ngôi lại phục vị Thành phi.

  5. Dung phi Nhậm thị (容妃 任氏), gọi Ngụy Trung Hiền là ông chú bên ngoại (cũng có tài liệu cho là nghĩa nữ của Ngụy Trung Hiền). Sơ phong là Dung phi, đến năm Thiên Khải thứ năm (1625), nhờ sinh được Hiến Hoài thái tử Chu Từ Quế mà được thăng làm Hoàng quý phi. Minh triều diệt vong, Dung phi trốn khỏi hoàng cung. Sau khi Thanh triều nhập quan, Nhậm thị trở lại Bắc Kinh, được triều Thanh cấp sinh hoạt phí.

  6. Thuần phi Đoàn thị (純妃段氏; 1607 - 1629), người Nam Kinh. Năm 1621 tiến cung, được sách phong cùng Trương hoàng hậu, trở thành Thuần phi. Năm Sùng Trinh thứ hai, Thuần phi tạ thế, được truy phong thụy hiệu là Cung Huệ (恭惠).

  7. Lương phi Vương thị (良妃王氏), được tuyển vào cung năm Thiên Khải nguyên niên (năm 1621),cùng năm đó Minh Hy Tông đã sắc phong bà làm Lương phi. Bà không được sủng ái, cũng không có con. Khi nhà Minh sụp đổ, bà trốn ra khỏi cung và không rõ kết cục.

  8. Quý nhân Phùng thị (貴人馮氏).

  9. Quý nhân Hồ thị (貴人胡氏).
  1. Hoài Xung thái tử Chu Từ Nhiên [懷沖太子 朱慈燃; 1623], mẹ là Hiếu Ai hoàng hậu, chết trong bụng mẹ.

  2. Điệu Hoài thái tử Chu Từ Dục [悼懷太子 朱慈焴; 1623 - 1624], mẹ là Hoàng quý phi Phạm thị, chết non.

  3. Hiến Hoài thái tử Chu Từ Quế [獻懷太子 朱慈炅; 1625 - 1626], mẹ là Hoàng quý phi Nhậm thị, chết vì kinh hãi trong vụ nổ Vương Cung Xưởng.
  1. Vĩnh Ninh công chúa Chu Thục Nga (永寧公主朱淑娥; 1622 - 1624), mẹ là Tuệ phi Phạm thị.

  2. Hoài Ninh công chúa Chu Thục Mô (懷寧公主 朱淑嫫; 1624 - 1625), mẹ là Thành phi Lý thị.

  3. Tam công chúa, chết non.


Comments

Popular posts from this blog

Battle Real Mod Tutorial

How to Mod Battle Real Mod Tutorial. To mod battle Realm, you need 2 tool: 1. hex editor xvi32.zip / or any hex editor you can seach on google/ http://www.mediafire.com/?3qcyhad26ms1sm7 2. h2o extractor : help us extract file .h2o Extension. http://www.mediafire.com/?33b5fubhag42gyh And Tutorial how to mod Battle Ream http://www.mediafire.com/?m6dqgc63n7ecg44 Battle Realm.dat address to mod Battle_Realms_Compiled List.doc Link 2 : http://www.mediafire.com/view/?k9wco76ku0m01vs Battle_Realms_Compiled List.doc Read this forum to know how to mod battle realm basic http://www.mediafire.com/?hzr5y28rny0boam Im not used in making tutorials so please bare with me. For me Battle Realms can be widely modded via two files that if you want to be a modder must understand fully, the first one is of course Battle_Realms_F.exe and its dependant dlls namely the scripts folders that contain all the campaigns scripts, you can change some of the game aspect using Ollydbg ...

Cô Dâu Đẹp Dịu Dàng Với Khăn Voan Rosa Clara

anh cuoi, chup anh cuoi. Chup hinh cuoi, chup anh cuoi gia re, chup anh cuoi nha trang, chup anh cuoi dalat, nha hang tiec cuoi, ao cuoi dep 2013, trang diem co dau, toc co dau, hoa cuoi cam tay. Cơ quan chủ quản: CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO VÀ TRUYỀN THÔNG QUANG THẢO Địa chỉ: 49/11 Hoàng Dư Khương, Phường 12, Quận 10, TP. HCM Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0312209624 do Sở KHĐT TP.HCM cấp ngày 29/03/2013. Người chịu trách nhiệm chính: Ông Vũ Đức Thảo - Giám đốc Công ty. | QUY CHẾ hoạt động của Cuoihoivietnam.Com | ® Ghi rõ nguồn "Cuoihoivietnam.Com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. "Bạn biết đấy, như các máy chủ của bên lớn này, nó sẽ là vô cùng thô lỗ của tôi không biết tên của tất cả các khách hàng." Ah. Cooper Madison, những đứa trẻ sống trong ngôi biệt thự này. Miệng cong lên trong một nụ cười, có thể nghĩ rằng tôi đã swooning bên trong. Mà tôi đã không. Ông là nóng, mặc dù. Tôi sẽ cho anh ta mà nhiều. Toàn bộ tóc đen nhìn ánh sáng mắt, tuy nhiên,...

How to mod Battle Ream Population cap

How to incease Battle Ream Population cap Use Hex editor open file Battle Ream.dat Here’s the address for the population limits Dragon Unit Caps: 1443C4 Serpent Unit Caps: 144700 Lotus Unit Caps: 1445EC Wolf Unit Caps: 144928 Hmmm....you`ve put me again to search in my old docs, but I found it, Ill give you the limit cap for the Dragon clan (there are individual limits for each clan so that will be your starting point) In case you are wondering where the other caps are just browse to the Data_clans segment. Back to the point the values begins in the hex address:1443c4 you will find "14 00 00 00 1E 00 00 00 28 00 00 00" feel free to change this values to your heart content.