Skip to main content

Giao hưởng – Wikipedia tiếng Việt



Nhạc Giao hưởng (symphony) là các tác phẩm viết cho dàn nhạc giao hưởng ở các thành phần cấu trúc lớn nhỏ, đa dạng gồm các nhạc cụ chính: bộ dây (violin, viola, cello, contrabass), bộ gỗ (sáo, oboe, clarinet, bassoon), kèn đồng (trumpet, trombone, tuba, fagotte) và bộ gõ (trống nồi). Nói một cách dễ hiểu nhất, nhạc giao hưởng là một dạng sonata viết cho cả dàn nhạc. Tức là cả dàn nhạc giao hưởng được xem như một chủ thể thống nhất, không chia thành chính, phụ, đệm...

Symphony được ghép từ 2 chữ Hy Lạp: syn (συν, cùng nhau) và phone (φωνή, phát âm). Symphony đầu tiên được dùng để chỉ sự hòa hợp giữa các âm thanh phát ra đồng thời, sau đó, nó được dùng để chỉ các bản nhạc có nhiều bè. Dường như Giovanni Gabrieli là người đầu tiên dùng chữ này đặt tên cho bản nhạc của ông.





Thể loại âm nhạc này bắt đầu hình thành từ thập niên 1730, phát triển từ các bài Italian overture, hoặc từ các bản Ripieno concerto.

Nói đến ý nghĩa và tầm quan trọng của giao hưởng trong âm nhạc người ta thường ví với kịch và tiểu thuyết trong văn học. Đó là hình thái cao nhất của khí nhạc, trong đó bao hàm mọi ý tưởng âm nhạc với mọi khả năng biểu cảm phong phú và đa dạng ở bất kỳ nội dung nào từ chất trữ tình cho đến chất anh hùng ca, từ niềm lạc quan yêu đời cho đến nét bi thương thảm khốc.



Các bản giao hưởng đầu tiên thường cũng có 3 chương (movement): nhanh-chậm-nhanh như các concerto hay các overture. Điểm khác biệt so với Ripieno concerto là chương đầu tiên của giao hưởng thường có dạng binary form tương tự như các sonata, trong khi các Ripieno concerto hồi đó dùng dạng ritornello; còn điểm khác biệt so với overture là các bản giao hưởng được viết để trình tấu độc lập trong khi overture chỉ dùng để mở màn các vở opera (vào thế kỉ 18, hai từ symphonyoverture thường được dùng lẫn lộn).

Tiếp đó, vào cuối thế kỷ 18 giao hưởng 4 chương được hình thành, trong đó chương cuối được sáng tác ở hình thức sonata hoặc rondo-sonata. Các chương chậm (chương 2 hoặc chương 3) thường mang nội dung trữ tình biểu hiện sự tương phản với các chương còn lại. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, thể loại giao hưởng đã có những tác phẩm ngoài quy luật kinh điển như giao hưởng từ 5 chương trở lên hoặc chỉ có 2 hoặc thậm chí 1 chương duy nhất ví dụ như giao hưởng thơ (symphonie poème).

Ngoài các tác phẩm chỉ dành cho dàn nhạc giao hưởng - thành phần chính, có nhiều tác phẩm giao hưởng còn kết hợp cả với lĩnh xướng và hợp xướng (như giao hưởng số 9 - "Niềm vui" của Betthoven) và đặc biệt phải kể đến giao hưởng kết hợp với nhạc cụ độc tấu (concerto - symphony).

Ngoài ra, thể loại âm nhạc này còn liên kết với các thể loại khác để tạo nên những tác phẩm mang hình tượng nghệ thuật tổng quát như: giao hưởng chiêu hồn, giao hưởng ballet, giao hưởng thanh xướng kịch v.v. Điều quan trọng nhất trong giao hưởng là sự phát triển và mối liên kết các ý tưởng âm nhạc theo logic kết hợp sự tương phản giữa các chương nhằm tạo nên sự phong phú về hình tượng nghệ thuật và kịch tính âm nhạc sâu sắc hơn.



Người sáng lập ra nghệ thuật giao hưởng cổ điển là nhạc sĩ thiên tài người Áo Joseph Haydn (1732–1809), người được mệnh danh là "cha đẻ của giao hưởng".

Nghệ thuật giao hưởng đạt đến đỉnh cao trong các tác phẩm của các nhạc sĩ thuộc trường phái âm nhạc cổ điển Viên (Haydn, W. A. Mozart, L. Beethoven).

Các bản giao hưởng Es-dur (số 39), g-moll (số 40), C-dur (số 41) của Mozart là sự hiển diện của một năng lực sáng tạo huyền thoại. Giới âm nhạc gọi đó là "Sức mạnh Apôlông", "Sức mạnh quỷ thần", "... vượt lên trên khả năng của con người".

Với các bản giao hưởng "Anh hùng ca" - số 3, "Định mệnh" - số 5, "Đồng quê" - số 6 và "Niềm vui" số 9 của Beethoven đã làm nên kỳ tích trong lịch sử giao hưởng và mở ra bước ngoặt phát triển mới cho loại hình nghệ thuật này. Từ giao hưởng của ông, đã hình thành thể loại giao hưởng mang nội dung và tên gọi cụ thể được phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ XIX, XX trong sự nghiệp sáng tạo của các thiên tài Franz Schubert, P. Tchaikovsky, H. Berlioz, Franz Liszt, C. Debussy, S. Prokofiev và D. Shostakovitch v.v...



Nghệ thuật giao hưởng non trẻ có mặt trong dòng nhạc hàn lâm Việt Nam đã cống hiến những tác phẩm đặc sắc như giao hưởng "Quê hương" (Hoàng Việt), "Đồng khởi" (Nguyễn Văn Thương),"Ngày hội" của Đặng Hữu Phúc (Đã được Dàn nhạc GH Nhạc viện Hà nội trình diễn 3 đêm tại Pháp dưới sự chỉ huy của Xavier Rist)[1]. "Trăm sông đổ về biển đông" (Trần Ngọc Sương), "Rhapsody Việt Nam" (Đỗ Hồng Quân) v.v...[2]


Một số bản nhạc giao hưởng nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]


BEETHOVEN

Symphony no.3 in E flat Major "Eroica"

Symphony no.5 in C minor

Symphony no.6 in F Major "The Pastoral"

Symphony no.9 in D minor "Choral"

MOZART

Symphony no.25 in G minor

Symphony no.39 in E flat Major

Symphony no.40 in G minor

Symphony no.41 in C Major

SCHUBERT

Symphony no.8 in B minor (Unfinished symphony)

DVORAK

Symphony no.9 in E minor (From the new world)





  • Anon. 2008. "Symphony." The Oxford Dictionary of Music, 2nd ed. rev., edited by Michael Kennedy, associate editor Joyce Bourne. Oxford Music Online (Accessed ngày 24 tháng 7 năm 2008) (yêu cầu đăng ký).

  • Berlioz, Hector. 1857. Roméo et Juliette: Sinfonie dramatique: avec choeurs, solos de chant et prologue en récitatif choral, op. 17. Partition de piano par Th. Ritter. Winterthur: J. Rieter-Biedermann.

  • Berlioz, Hector. 2002. Berlioz's Orchestration Treatise: A Translation and Commentary, translated by Hugh Macdonald. Cambridge University Press, 2002. ISBN 0-521-23953-2.

  • Brown, Howard Mayer. 2001. "Symphonia". The New Grove Dictionary of Music and Musicians, second edition, edited by Stanley Sadie và John Tyrrell. London: Macmillan Publishers.

  • Eisen, Cliff, and Stanley Sadie. 2001. "Mozart (3): (Johann Chrysostum) Wolfgang Amadeus Mozart". The New Grove Dictionary of Music and Musicians, second edition, edited by Stanley Sadie and John Tyrrell. London: Macmillan.

  • Hansen, Richard K. 2005. The American Wind Band: A Cultural History. Chicago, Ill: GIA Publications. ISBN 1-57999-467-9.

  • Horton, Julian (ed.). 2013. The Cambridge Companion to the Symphony. Cambridge and New York: Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-88498-3.

  • Jackson, Timothy L. 1999. Tchaikovsky, Symphony no. 6 (Pathétique). Cambridge Music Handbooks. Cambridge and New York: Cambridge University Press. ISBN 0-521-64111-X (cloth); ISBN 0-521-64676-6 (pbk).

  • Kaye, Nicholas. 2001. "Tournemire, Charles (Arnould)". The New Grove Dictionary of Music and Musicians, second edition, edited by Stanley Sadie and John Tyrrell. London: Macmillan Publishers.

  • Kennedy, Michael. 2006. "Sinfonietta". The Oxford Dictionary of Music, second edition, revised, Joyce Bourne, associate editor. Oxford and New York: Oxford University Press.

  • Larue, Jan, Mark Evan Bonds, Stephen Walsh, and Charles Wilson. 2001. "Symphony". The New Grove Dictionary of Music and Musicians, second edition, edited by Stanley Sadie and John Tyrrell. London: Macmillan Publishers.

  • Marcuse, Sybil. 1975. Musical Instruments: A Comprehensive Dictionary. Revised edition. The Norton Library. New York: W. W. Norton. ISBN 0-393-00758-8.

  • Prout, Ebenezer. 1895. Applied Forms: A Sequel to 'Musical Form', third edition. Augener's Edition, no. 9183. London: Augener. Facsimile reprint, New York: AMS Press, 1971. ISBN 0-404-05138-3.

  • Smith, Rollin. 2001. "Vierne, Louis(-Victor-Jules)". The New Grove Dictionary of Music and Musicians, second edition, edited by Stanley Sadie and John Tyrrell. London: Macmillan Publishers.

  • Stainer, John, and Francis W Galpin. 1914. "Wind Instruments - Sumponyah; Sampunia; Sumphonia; Symphonia". In The Music of the Bible, with Some Account of the Development of Modern Musical Instruments from Ancient Types, new edition. London: Novello and Co.; New York: H.W. Gray Co.

  • Stein, Leon. 1979. Structure & Style: The Study and Analysis of Musical Forms, expanded edition. Princeton, N.J.: Summy-Birchard Music. ISBN 0-87487-164-6.

  • Tawa, Nicholas E. From Psalm to Symphony: A History of Music in New England. Boston: Northeastern University Press. ISBN 978-1-55553-491-2.

  • Temperley, Nicholas. 2001. "Sinfonietta." The New Grove Dictionary of Music and Musicians, second edition, edited by Stanley Sadie and John Tyrrell. London: Macmillan Publishers.

  • Thomson, Andrew. 2001. "Widor, Charles-Marie(-Jean-Albert)", 2. Works. The New Grove Dictionary of Music and Musicians, second edition, edited by Stanley Sadie and John Tyrrell. London: Macmillan Publishers.

  • Webster, James, and Georg Feder. 2001. "Haydn, (Franz) Joseph". The New Grove Dictionary of Music and Musicians, second edition, edited by Stanley Sadie and John Tyrrell. London: Macmillan Publishers.

Bản mẫu:Symphonies by number and name





Comments

Popular posts from this blog

Battle Real Mod Tutorial

How to Mod Battle Real Mod Tutorial. To mod battle Realm, you need 2 tool: 1. hex editor xvi32.zip / or any hex editor you can seach on google/ http://www.mediafire.com/?3qcyhad26ms1sm7 2. h2o extractor : help us extract file .h2o Extension. http://www.mediafire.com/?33b5fubhag42gyh And Tutorial how to mod Battle Ream http://www.mediafire.com/?m6dqgc63n7ecg44 Battle Realm.dat address to mod Battle_Realms_Compiled List.doc Link 2 : http://www.mediafire.com/view/?k9wco76ku0m01vs Battle_Realms_Compiled List.doc Read this forum to know how to mod battle realm basic http://www.mediafire.com/?hzr5y28rny0boam Im not used in making tutorials so please bare with me. For me Battle Realms can be widely modded via two files that if you want to be a modder must understand fully, the first one is of course Battle_Realms_F.exe and its dependant dlls namely the scripts folders that contain all the campaigns scripts, you can change some of the game aspect using Ollydbg (a f

MAKE KENJI APPEAR ON BATTLE REALMS SKIRMISH

how to add kenji to Battle Realm Multiplayer Battle Realm Multiplayer have Kenji  in Dragon Clan Use Hex Editor - open file Battle Realm.dat Ctrl + G and sarch addres 134740. you have the Dragon Clan Keep value ( see full Value to mod Battle Realm)  Battle_Realms_Compiled List.doc You will see the values 69,5B,55,58,6E and 8D and if you see the units table you will find that correspond to Otomo, Kazan, Arah, Garrin, Tao and Teppo in this order. You can freely change this values to make whatever hero or unit to be available at the keep just take notice that the last slot only works for WOTW. I dont know what 80 3F 2D do though. ---- Click on 6E and type it with 5f - you will have kenji in skirminh mod ------------------ you can have any heroes - for any clan = if you know addess of each CLan keep Here the list of Battle Hero Adress - to mod hero - add kenji to skirmish mode. Misc  ====  PUSH 39 Dragon  PUSH 40 Original Prince Taro, crash the game  PUSH 42 Mon

Nấm Cười - nấm gây cười nhật bản

Gymnopilus junonius là một loài nấm trong gia đình Cortinariaceae. Thường được gọi là cười phòng tập thể dục, cười Jim, hoặc rustgill những phong cảnh ngoạn mục, nấm lớn màu cam này thường được tìm thấy mọc trên gốc cây, các bản ghi, hoặc căn cứ cây. Một số phân loài nấm này chứa psilocybin hợp chất gây ảo giác. Loài này trước đây được biết đến như Gymnopilus spectabilis, hoặc Pholiota spectabilis v junonia (Fr.) JE Lange [1]. 'Gymn trong nomen này có nghĩa là' khỏa thân ', và' Juno là vợ của sao Mộc. [2 ] Tại Nhật Bản nấm này được gọi là waraitake, có dịch để "nấm cười". [sửa] Mô tả Các phạm vi giới hạn từ 7 đến 20 cm trên, lồi, và là màu cam sáng, màu cam / nâu hoặc đỏ nâu với một bề mặt có vảy khô. Gốc là 25 đến 265 mm dài, 8 đến 9 mm dày, và thường thu hẹp gần căn cứ. Vòng yếu đuối dusted với các bào tử gỉ màu cam, thịt có màu vàng và các tập tin đính kèm mang tới thân adnate tiểu decurrent. Nó có vị đắng, vết bẩn màu đỏ với KOH và chuyển sang màu